Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT TỐ CÁO

2022-06-09 15:29:00.0

 

 

Nội dung cơ bản Luật Tố cáo năm 2018

 

1. Về phạm vi điều chỉnh

Luật Tố cáo năm 2018 quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, bỏ cụm tử “cán bộ, công chức, viên chức” trong Luật Tố cáo năm 2011. Quy định như vậy mang tính chất bao quát, không chỉ tố cáo hành vi của cán bộ, công chức, viên chức mà Luật Tố cáo năm 2018 còn mở rộng đối tượng khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

2. Người tố cáo:

Luật Tố cáo mở rộng  chủ thể thực hiện quyền tố cáo là “cá nhân” thay thế cho chủ thể là “công dân” như trước đây.

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết. (Tham khảo TTLT Số: 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC).

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm. Còn tố giác về tội phạm chỉ bao gồm hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo

Có 13 hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo, như:

– Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.

– Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo…

Ngoài ra, Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung các hành vi sau:

– Phân biệt đối xử trong giải quyết tố cáo;

Làm mất hồ sơ, tài liệu trong quá trình giải quyết tố cáo;

– Bỏ hành vi bị nghiêm cấm Vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo.

5. Quyền của người tố cáo

Luật tiếp tục kế thừa các quy định của Luật tố cáo về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo và bổ sung thêm một số quyền, nghĩa vụ của người tố cáo. Một số quyền:

– Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác, Tố cáo tiếp, khen thưởng…

-Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung quy định người tố cáo có quyền rút tố cáo, được bồi thường thiệt hại theo quy định.

-Rút tố cáo: vì thực tiễn đặt ra có nhiều trường hợp sau khi tố cáo người tố cáo tự nhận thấy việc tố cáo không có căn cứ, bằng chứng xác thực hoặc không dám chịu trách nhiệm về việc tố cáo thì việc họ rút đơn là hoàn toàn phù hợp và đảm bảo chính cho quyền lợi của họ trong trường hợp họ tố cáo không đúng sự thật.

6. Nghĩa vụ của người tố cáo

Luật Tố cáo năm 2018 cơ bản kế thừa Luật 2011 và bổ sung quy định người tố cáo có trách nhiệm hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu, cụ thể:

– Cung cấp thông tin cá nhân: nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình…
         – Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

          – Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

– Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra

7. Nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo

Việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xác minh và xử lý tố cáo đúng pháp luật. Trên cơ sở kế thừa nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết trong Luật tố cáo 2011, Luật 2018 quy định cụ thể tại Điều 12, cụ thể:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với trường hợp:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức.

– Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

– Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.

 – Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

9. Hình thức tố cáo

Để xác định rõ trách nhiệm của người tố cáo, tránh tình trạng lợi dụng các hình thức tố cáo để tố cáo tràn lan, cố ý tố cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo, Luật Tố cáo 2018 chỉ quy định hai hình thức tố cáo (như quy định của Luật tố cáo năm 2011): tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp.

10. Việc tiếp nhận thông tin tố cáo

– Tố cáo bằng đơn: trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

10. Việc tiếp nhận thông tin tố cáo

-Tố cáo trực tiếp: Người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

11. Việc xử lý ban đầu thông tin tố cáo

Luật mới rút ngắn thời gian xử lý thông tin ban đầu từ 10 ngày xuống còn 7 ngày, kể từ ngày nhận đơn tố cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phức tạp thì 10 ngày (giảm 5 ngày so với Luật Tố cáo 2011).

Luật tố cáo 2018 bổ sung quy định: Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.

12. Bổ sung quy định về giải quyết tố cáo nặc danh

– Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.

– Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này (Điều 25) có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

 

Nguyễn Thùy

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 1470319